"Ta đã gọi các con đến đây để tìm ra người kế vị xứng đáng. Vào ngày lễ Tiên Vương, ai dâng lên món ăn khiến ta hài lòng nhất, người đó sẽ được truyền ngôi."
Lang Liêu và hành trình chế tạo Bánh Chưng, Bánh Giầy
Lang Liêu, người con trai thứ 18 của vua Hùng, là hoàng tử có hoàn cảnh khiêm tốn. Mẹ mất sớm, chỉ sống bám vào đất đai, canh tác lúa gạo và khoai sắn. Trong khi các hoàng tử khác đi xa tìm kiếm món ngon và quý hiếm, Lang Liêu lại băn khoăn không biết nên dâng gì lên vua cha.
Một đêm, Lang Liêu được thần báo mộng. Thần khuyên anh hãy làm hai loại bánh từ chính những nguyên liệu gần gũi: một loại hình vuông, một loại hình tròn. Chúng được làm từ gạo nếp, nhân bên trong là thịt, mỡ và hành.
Ngày lễ Tiên Vương và quyết định của vua Hùng
Vào ngày lễ, các hoàng tử dâng lên vua những cao lương mỹ vị hiếm lạ. Khi đến lượt Lang Liêu, nhà vua ngạc nhiên trước hai loại bánh giản dị nhưng đốc đáo. Vua ăn thử và chia cho bá quan văn võ cùng dùng. Ai nấy đều tán thưởng hương vị tuyệt vời của chúng.
Vua phán:
"Bánh tròn tượng trưng cho Trời, bánh vuông tượng trưng cho Đất. Nhân bên trong là tinh hoa của Đất Trời, lá gói bên ngoài thể hiện tình yêu thương. Lang Liêu xứng đáng trở thành người kế vị của ta."
Sự ra đời của Bánh Chưng, Bánh Giầy
Từ đó, vua Hùng đặt tên hai loại bánh là Bánh Chưng và Bánh Giầy. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, người Việt lại gói bánh dâng tổ tiên, tưởng nhớ ông bà, và cầu mong điều tốt lành.
Truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy không chỉ là câu chuyện về sự sáng tạo mà còn thể hiện trí tuệ, sự khiêm nhường và tình yêu đối với đất nước. Đó chính là những giá trị đặc sác trong văn hóa Việt Nam, kết nối các thế hệ qua những tấm bánh tràn đầy yêu thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét