Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam thường dựa vào các yếu tố chính như:
• Thứ bậc thế hệ: Ông bà, cha mẹ, con cái (3 thế hệ gọi là "tam đại đồng đường", 4 thế hệ gọi là "tứ đại đồng đường")• Mối quan hệ huyết thống: Phân biệt rõ giữa họ nội và họ ngoại, ví dụ: ông ngoại, bà ngoại
• Độ tuổi: Người nhỏ tuổi hơn thường dùng từ ngữ thể hiện sự kính trọng như: anh, chị
*Họ hàng bên Nội
• Ông Bà của Ông Bà - Kỵ hoặc Sơ (miền Nam)• Bố Mẹ của Ông Bà - Cụ hoặc Cụ nội hay Ông cố, Bà cố
• Bố Mẹ của Bố - Ông nội, Bà nội
• Anh trai của Bố - Bác
• Vợ của Bác - Bác
• Chị của Bố - Bác
• Chồng của Bác - Bác
• Con cái của Bác - Anh, Chị
• Em trai của Bố - Chú
• Vợ của Chú - Thím
• Con của Chú Thím - Em
• Em gái của Bố - Cô
• Chồng của Cô - Chú
• Con của Cô Chú - Em
• Nếu Bố lấy vợ khác - Dì (ghẻ), Mẹ kế, Mẹ (ghẻ)
*Họ hàng bên Ngoại
• Ông Bà của Ông Bà - Kỵ hoặc Sơ (miền Nam)• Bố Mẹ của Ông Bà - Cụ hoặc Cụ ngoại hay Ông cố, Bà cố
• Bố Mẹ của Bố - Ông ngoại, Bà ngoại
• Anh trai của Mẹ - Bác
• Vợ của Bác - Bác
• Chị của Mẹ - Bác
• Chồng của Bác - Bác
• Con cái của Bác - Anh, Chị
• Em trai của Mẹ - Cậu
• Vợ của Cậu - Mợ
• Con của Cậu Mợ - Em
• Em gái của Mẹ - Dì
• Chồng của Dì - Chú
• Con của Dì Chú - Em
• Nếu Mẹ lấy chồng khác - Dượng, Bố dượng, Ba dượng
*Anh, Chị
• Anh trai - Anh• Vợ của Anh trai - Chị dâu
• Con của Anh trai - Cháu
• Em trai - Em
• Vợ của Em trai - Em dâu
• Con của Em trai - Cháu
• Chị gái - Chị
• Chồng của Chị gái - Anh rể
• Con của Chị gái - Cháu
• Em gái - Em
• Chồng của Em gái - Em rể
• Con của em gái - Cháu
*Vợ, Chồng
• Bố Mẹ chồng - Bố, Mẹ
• Anh, Chị, Em của chồng - Anh, Chị, Em
• Con của Anh, Chị , Em - Cháu
• Bố Mẹ vợ - Bố, Mẹ • Anh, Chị, Em của Vợ - Anh, Chị, Em
• Con của Anh, Chị , Em - Cháu
*Con Cái
• Vợ của con trai - Con dâu
• Con của con trai - Cháu nội
• Con của cháu nội - Cháu chắt
• Con của cháu chắt - Cháu chút
• Con của cháu chút - Cháu chít
• Chồng của con gái - Con rể
• Con của con trai - Cháu nội
• Con của cháu nội - Cháu chắt
• Con của cháu chắt - Cháu chút
• Con của cháu chút - Cháu chít
• Chồng của con gái - Con rể
• Con của con gái - Cháu ngoại
• Con của cháu ngoại - Cháu chắt
• Con của cháu chắt - Cháu chút
• Con của cháu chút - Cháu chít
Lưu ý:
Lưu ý:
Bố - Mẹ: Phổ biến ở miền Bắc.
Ba - Má: Thường dùng ở miền Nam.
Cha - Mẹ: Chủ yếu ở miền Trung và một số nơi khác.
Trong văn hóa Việt Nam tùy theo vùng miền và thói quen gia đình mà có cách gọi khác nhau.
Cách xưng hô vai vế không chỉ đơn thuần là một quy tắc giao tiếp mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Nó thể hiện sự tôn trọng và lòng hiếu thảo, đồng thời góp phần duy trì mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Qua đó, nét đẹp truyền thống của người Việt được bảo tồn và tiếp nối qua từng thế hệ.
Trong văn hóa Việt Nam tùy theo vùng miền và thói quen gia đình mà có cách gọi khác nhau.
Cách xưng hô vai vế không chỉ đơn thuần là một quy tắc giao tiếp mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Nó thể hiện sự tôn trọng và lòng hiếu thảo, đồng thời góp phần duy trì mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Qua đó, nét đẹp truyền thống của người Việt được bảo tồn và tiếp nối qua từng thế hệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét