* Những Điều Không Nên Làm Với Một Con Chó Lạ
• Không nên tiếp cận với một con chó lạKhông tiếp cận với một con chó lạ khi nó đang bị xích hoặt bị nhốt. Chó không phải lúc nào cũng thân thiện, nó có thể cảm thấy bị đe dọa khi người lạ tiếp cận quá nhanh, hãy giữ khoảng cách và quan sát thái độ
• Không chạm vào các khu vực nhạy cảm
Đừng vuốt ve chó ở các khu vực như đầu, đuôi, hoặc bụng khi chưa rõ nó có thân thiện hay không. Hãy để cho nọ tự tiếp cận nhìn thấy và ngửi bạn trước. Đầu, đuôi và bụng là những khu vực nhạy cảm của chó. Nếu bạn vuốt ve chúng khi chưa có sự cho phép từ chó, nó có thể cảm thấy bị xâm phạm hoặc đe dọa
• Không nên nhìn chằm chằm vào mắt chó
Việc nhìn thẳng vào mắt chó có thể nó khiến nó có thể hiểu rằng bạn đang thách thức nó, khiến nó hung dữ hơn
• Không giơ tay, cúi người xuống hoặc đến gần mặt chó
Giơ tay hay cúi người xuống có thể khiến chó càm thấy sợ hãi và hiểu lầm là hành động đe dọa
• Không quấy rối khi chó đang ăn, ngủ, gặm hoặc đang chăm sóc con
Giống như nhiều loài động vật khác, chó có bản năng bảo vệ lãnh thổ, thức ăn và con cái. Đây là những thời điểm rất nhạy cảm, khi bị quấy rầy, chó có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng, đặc biệt là khi chó mẹ đang nuôi con.
• Không bỏ chạy khi gặp chó dữ
Đừng bao giờ quay lưng bỏ chạy trước mặt con chó, bản năng của nó là săn đuổi nếu bạn bỏ chạy nó sẽ nghĩ bạn là con mồi và đuổi theo bắt bạn
• Không làm chó giật mình hoặc trêu trọc, khiêu khích
Không hét to, vung tay chân, chạy nhảy, giậm chân khiêu khích với một con chó lạ, điều này sẽ làm cho nó bị giật mình và kích thích bản năng tự vệ.
• Không bỏ chạy khi gặp chó dữ
Đừng bao giờ quay lưng bỏ chạy trước mặt con chó, bản năng của nó là săn đuổi nếu bạn bỏ chạy nó sẽ nghĩ bạn là con mồi và đuổi theo bắt bạn
• Không làm chó giật mình hoặc trêu trọc, khiêu khích
Không hét to, vung tay chân, chạy nhảy, giậm chân khiêu khích với một con chó lạ, điều này sẽ làm cho nó bị giật mình và kích thích bản năng tự vệ.
* Cách Xử Lý Khi Bị Chó Dữ Tấn Công
• Đứng thẳng và không di chuyển nhanhKhi gặp chó dữ có ý tấn công, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Chó có thể cảm nhận được cảm xúc của bạn, vì vậy đừng vội chạy trốn, vì hành động này có thể khiến chó đuổi theo và tấn công mạnh mẽ hơn.
- Trường hợp bạn đang đối diện với chó, hãy giữ ánh mắt hơi nghiêng, nhìn xuống hoặc sang một bên, tránh nhìn chằm chằm vào mắt chó. Giữ hai tay ở hai bên cơ thể và lùi lại từ từ, bình tĩnh hướng về phía khu vực an toàn. Tránh quay lưng về phía chó điều này sẽ làm chó nhận biết bạn đang yếu đuối và cố gắng bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo tấn công, điều quan trọng là hãy giữ bình tĩnh không hoảng sợ để nó đề phòng bạn.
- Trường hợp chó ở vị trí sau lưng bạn, thì cố gắng đi bình tĩnh, có thể nó chỉ cắn sơ qua rồi bỏ đi, bạn cứ đi từ từ như không để ý nó đến khi thoát.• Chống lại bằng vật dụng nếu bị tấn công
+ Tạo khoảng cách với chó
Khi bị chó tấn công, hãy nhanh chóng ngồi xuống và giả vờ nhặt một chiếc dép, nhành cây, viên đá hoặc viên gạch. Hành động này thường khiến chó dừng lại ngay lập tức và thậm chí có thể bỏ chạy. Sau đó, từ từ đứng dậy, giữ cơ thể nghiêng và lùi dần ra xa đến khi đạt được khoảng cách an toàn. Nếu chó tiếp tục đuổi theo, hãy lặp lại động tác này cho đến khi thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
Mục tiêu là duy trì khoảng cách an toàn mà không khiêu khích chó, vì việc tấn công ngược lại có thể khiến nó trở nên hung dữ hơn và phản ứng mạnh mẽ hơn.
+ Giữ vững vị trí, bảo vệ các bộ phận quan trọng và tìm cơ hội thoát
Nếu không có đồ vật, bạn cố gắng đứng yên nghiêng người bảo vệ các vùng quan trọng như đầu, cổ, mắt có thể dùng tay hoặc ba lô để che. Nếu chó tạm dừng tấn công, hãy từ từ lùi lại, không quay lưng về phía chó. Việc giữ tư thế đối diện giúp bạn không tạo ra cảm giác yếu đuối, dễ dàng ứng phó và bảo vệ mình.
Ngoài ra bạn có thể đứng thẳng, mở rộng tay chân hoặc sử dụng vật dụng để làm mình trông lớn hơn. Điều này giúp bạn tạo ra hình ảnh một đối thủ mạnh mẽ, khiến chó có thể cảm thấy e ngại và ngừng tấn công.
Trường hợp, bạn bị ngã xuống đất và không thể đứng dậy ngay lập tức, hãy cuộn tròn và bảo vệ những phần cơ thể quan trọng. Đặt tay lên tai và cố gắng che chắn mặt, không hét lớn hoặc lăn lộn.
Bản năg sát thủ của động vật sẽ tấn công vào những điểm yếu nhất để hạ gục con mồi.
+ Tấn công khi cần thiết
Nếu chó quá hung hăng, bạn có thể dùng gậy, chổi, đá hoặc lấy tay đánh vào các điểm yếu của nó như mặt, mũi hoặc cổ. Lưu ý chỉ đánh chó khi thực sự cần thiết, nó có thể trở lên hung dữ hơn.
• Kêu cứu nếu có thể
Nếu chó quá hung hăng, bạn có thể dùng gậy, chổi, đá hoặc lấy tay đánh vào các điểm yếu của nó như mặt, mũi hoặc cổ. Lưu ý chỉ đánh chó khi thực sự cần thiết, nó có thể trở lên hung dữ hơn.
• Kêu cứu nếu có thể
Nếu có người xung quanh, cố gắng kêu gọi sự trợ giúp
* Khi Bị Chó Cắn
Ngay sau bị chó cắn, hãy rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng, và đến bệnh viện để kiểm tra. Chó cắn có thể gây nhiễm trùng và bạn cần được điều trị kịp thời.Để phòng ngừa bệnh dại, khi bị chó, mèo cắn, trước tiên cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau khô và sát khuẩn vết thương bằng cồn, cồn i-ốt hoặc thuốc đỏ. Tiếp theo, đến bệnh viện để được tiêm huyết thanh kháng dại. Sau đó, tiến hành tiêm 5 liều vaccine phòng dại trong vòng 28 ngày.
* Cách Nhận Biết Chó Bị Dại
- Tính tình thay đổi, bồn chồn, hung dữ, dễ bị kích động, sợ hãi, hay chạy rông- Hay cắn xé hoảng loạn, liệt chân, lờ đờ
- Ăn uống thất thường, khó nuốt, sùi bọt mép
- Thay đổi âm thanh, gầm gừ, kêu la trong tình trạng bị kích động
- Liệt hoặc yếu cơ, đi loạng choạng, lưỡi thè ra, miệng há hốc
- Ngủ gục, không tỉnh táo, lờ đờ, có thể không phản ứng với người lạ và tiếng ồn xung quanh
- Không uống nước hoặc tỏ ra sợ hãi với nước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét