Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, có địa hình đa dạng và khí hậu đặc trưng. Với những dãy núi, đồng bằng, sông ngòi và vùng biển phong phú, vị trí địa lý của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thủy sản. Khí hậu nhiệt đới gió mùa mang lại mùa mưa và mùa khô rõ rệt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố tự nhiên như thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, tác động mạnh mẽ đến kinh tế và cuộc sống của người dân.
Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Châu Á.
Phía Tây giáp: Lào, Campuchia
Phía Bắc giáp: Trung Quốc
Phía Đông và Nam giáp: Biển Đông
Việt Nam gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương. Kinh tuyến 105ºĐ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
Tọa Độ Và Các Điểm Cực
Tọa độ
- Kinh tuyến: 102º09′ Đông – 109º 24′ Đông
- Vĩ tuyến: 8º 34′ Bắc – 23º 23′ Bắc
Các điểm cực
- Điểm cực Bắc: vĩ độ 23º 23′ B, kinh độ 105º 20' Đ, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- Điểm cực Nam: vĩ độ 8º 34′ B, kinh độ 104º 40' Đ, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
- Điểm cực Tây: vĩ độ 22º 22' B, kinh độ 102º 09′ Đ, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Điểm cực Đông: vĩ độ 12º 40' B, kinh độ 109º 24′ Đ, tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Ở ngoài khơi, các đảo của Việt Nam kéo dài tới khoảng vĩ độ 6º50'B, và từ khoảng 101ºĐ đến khoảng 117º20'Đ trên Biển Đông.
Địa Hình
- Đồi núi: chiếm 3/4 diện tích
- Đồng bằng: chiếm 1/4 diện tích
Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85%
Đồng bằng bằng phẳng gồm có đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam, đồng bằng duyên hải miền trung: trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận
Đồi núi tâp chung ở phía Bắc và dãy Trường Sơn
Phạm Vi Lãnh Thổ
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
*Vùng đất
Phần đất liền của Việt Nam kéo dài từ Bắc - Nam tới 1650 km. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông thuộc tỉnh Quảng Bình
- Diện tích: 331,212 km2 (thống kê 2006)
- Vùng đất: ~ 93,5%
- Vùng nước: ~ 6,5%
Các nước biên giới:
Đường biên giới thường được xác định theo các địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sông núi, các đường chia nước, khe sông suối.
- Diện tích: 331,212 km2 (thống kê 2006)
- Vùng đất: ~ 93,5%
- Vùng nước: ~ 6,5%
Các nước biên giới:
Việt Nam có biên giới trên đất liền với 3 quốc gia, dài hơn 4600 km
- Lào: dài hơn 2100 km, các tỉnh biên giới là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum (10 tỉnh).
- Lào: dài hơn 2100 km, các tỉnh biên giới là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum (10 tỉnh).
- Trung Quốc: dài hơn 1400 km, các tỉnh biên giới là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh (7 tỉnh).
- Campuchia: dài hơn 1100 km, các tỉnh biên giới là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang (10 tỉnh).
Đường biên giới thường được xác định theo các địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sông núi, các đường chia nước, khe sông suối.
Đường bờ biển Việt Nam dài 3.260 km từ Tp. Móng Cái, Quảng Ninh đến Tp. Hà Tiên, Kiên Giang.
Có 28 tỉnh thành giáp biển bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Đảo và quần đảo:
Việt Nam có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo gần bờ.
Có hai quần bảo xa bờ là: quần dảo Hoàng Sa thuộc Tp. Đà Nẵng và quẩn đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc với diện tích 574 km2
*Vùng biển
Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa).
Biển Đông có các quốc gia ven biển là: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia, Singapore, Brunei.
Vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh thế, thềm lục địa.
- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở, tàu thuyền nước ngoài phải tuân theo luật lệ của nước ven biển, muốn ra vào nội thủy thì phải xin phép
- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1852 m). Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan).
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tàu thuyền nước ngoài không phải xin phép khi đi qua lãnh hải của một quốc gia khác, nếu đáp ứng các điều kiện về quyền đi qua không gây hại (innocent passage).
Quyền đi qua không gây hại quy định rằng:
+ Tàu thuyền được đi qua lãnh hải một cách nhanh chóng và liên tục.
Không được thực hiện các hành vi gây hại như:
+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
+ Thu thập thông tin tình báo.
+ Gây ô nhiễm môi trường biển.
+ Đánh bắt cá trái phép.
+ Di chuyển không đúng hành trình.
Không được thực hiện các hành vi gây hại như:
+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
+ Thu thập thông tin tình báo.
+ Gây ô nhiễm môi trường biển.
+ Đánh bắt cá trái phép.
+ Di chuyển không đúng hành trình.
Tuy nhiên, nếu tàu thuyền nước ngoài thuộc loại tàu quân sự, tàu ngầm hoặc tàu hạt nhân, hoặc thực hiện các hoạt động đặc biệt (như khảo sát khoa học), thì có thể cần phải xin phép trước từ quốc gia ven biển.
Luật Biển Việt Nam cũng tuân theo các quy định này, đồng thời yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ quy định an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường của Việt Nam khi qua lãnh hải.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam được quy định rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước có quyền có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, ngăn chặn hoặc trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật về về hải quan, tài chính, y tế hay nhập cư...- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền và máy bay được tự do hoạt động hàng hải, hàng không.
- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lý. Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
*Vùng trời
Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Khí Hậu
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong khoảng vĩ độ 8°34' Bắc đến 23°23' Bắc, trải dài từ miền Nam gần Xích đạo đến miền Bắc sát Chí tuyến Bắc. Vị trí này đem lại cho Việt Nam kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, với sự phân hóa rõ rệt theo vùng và theo mùa.
Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng miền. Miền Bắc có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Miền Trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô, mùa hè nóng bức, mùa mưa kéo dài, chịu ảnh hưởng của các cơn bão. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, chia thành mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ ổn định quanh năm. Lượng mưa ở Việt Nam khá cao, đặc biệt là ở các vùng núi và đồng bằng ven biển.
Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10), bên cạnh đó còn có sự tác động của gió Phơn và gió Đông Nam.
Các Vùng Địa Lý Nổi Bật
*Vùng miền và các tỉnh thành
Việt Nam được chia thành 3 miền và 8 vùng, bao gồm 63 tỉnh thành (5 thành phố trực thuộc trung ương + 58 tỉnh)
Việt Nam được chia thành 3 miền và 8 vùng, bao gồm 63 tỉnh thành (5 thành phố trực thuộc trung ương + 58 tỉnh)
Miền Bắc (gồm 3 vùng)
- Tây Bắc Bộ (gồm 6 tỉnh): Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái
- Đông Bắc Bộ (gồm 9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Đồng bằng sông Hồng (gồm 10 tỉnh): Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc
Miền Trung (gồm 3 vùng)
- Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
- Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
Miền Nam (gồm 2 vùng)
- Đông Nam Bộ (gồm 6 tỉnh): Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh
- Đồng bằng sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
*Những đặc điểm nổi bật về địa lý
- Tỉnh lớn nhất: Nghệ An, diện tích khoảng 16.490 km2
- Tỉnh nhỏ nhất: Bắc Ninh, diện tích khoảng 822 km2
- Điểm cao nhất: Đỉnh Fansipan cao 3143 m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn ở tỉnh Lào Cai. Đây được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
- Tỉnh nhỏ nhất: Bắc Ninh, diện tích khoảng 822 km2
- Điểm cao nhất: Đỉnh Fansipan cao 3143 m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn ở tỉnh Lào Cai. Đây được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
- Điểm thấp nhất: Bán đảo Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau. Khu vực này có độ cao trung bình chỉ từ 0,5 đến 1 mét so với mực nước biển, và ở một số vùng trũng, độ cao có thể gần bằng 0 mét.
- Sông dài nhất: Đồng Nai, dài khoảng 586 km, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam
- Hồ lớn nhất: Ba Bể, nằm ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, diện tích 5 km2. Đây là hồ tự nhiên lớn nhất
- Đảo lớn nhất: Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, diện tích 574 km2
- Hang động lớn nhất Việt Nam và thế giới: Hang Sơn Đoòng, nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Hang dài 9 km, cao 200 m và rộng 160 m
Ý Nghĩa Vị Trí Địa Lý Của Việt Nam
Vị trí địa lý của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa
Vị trí chiến lược:
Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, thuộc khu vực Đông Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp với Biển Đông. Vị trí này giúp Việt Nam trở thành một cửa ngõ quan trọng nối liền các quốc gia trong khu vực với các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Điều kiện khí hậu và sinh thái:
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây công nghiệp và thủy sản, góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, khí hậu này cũng gây ra không ít thiên tai, như bão và lũ lụt.
Vị trí biển và giao thông quốc tế:
Việt Nam có một bờ biển dài, nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng trên Biển Đông. Điều này giúp Việt Nam phát triển mạnh về vận tải biển và thương mại quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng đến chiến lược an ninh khu vực.
Tài nguyên thiên nhiên:
Việt Nam có vị trí nằm tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoàng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, điều này giúp đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, từ rừng, khoáng sản đến biển cả, tạo cơ hội cho việc phát triển các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
Ảnh hưởng văn hóa và giao lưu quốc tế:
Nhờ vào vị trí giao thoa giữa các nền văn hóa lớn, Việt Nam có sự đa dạng văn hóa, chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia phương Tây. Điều này góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét