*Cảm Giác Bị Bóng Đè
• Khó cử động cơ thể hoặc không thể cử động
Đây là triệu chứng chủ yếu của bóng đè, bạn thức dạy nhưng không thể cử động hoặc nói được, mặc dù có khả năng nhận thức được môi trường xung quanh
• Khó thở hoặc cảm giác ngạt thở
Một trong những cảm giác phổ biến là bạn cảm thấy như có một áp lực mạnh lên ngực hoặc bụng, khiến bạn khó thở hoặc có cảm giác ngạt thở.
• Cảm giác có vật nặng đè lên người
Nhiều người cảm thấy như có một áp lực nặng nề đè lên ngực hoặc toàn thân, khiến họ không thể cử động hoặc thở được.
• Hoảng sợ hoặc lo âu
Khi cơ thể khó cử động hoặc ngạt thở trong không gian tối mờ ảo, bạn sẽ cảm thấy mình bị nguy hiểm gây ra lo lắng và hoảng sợ, đặc biệt đối với những người mới lần đâu bị bóng đè
• Ảo giác hoặc cảm giác nhìn thấy bóng ma
Khi cảm thấy sợ hãi trong không gian tối mờ ảo, bạn dễ tưởng tượng ra những nguy hiểm, như bị bóng ma lôi kéo, đặc biệt là đối với những người có tâm lý yếu bóng vía, dễ bị ảo giác.
• Quay cuồng hoặc choáng váng
Ngoài cảm giác tê liệt, một số người cảm thấy chóng mặt hoặc quay cuồng trong khi bị bóng đè, điều này làm tăng sự bất an và khó chịu.
• Cảm giác bức bối, bí bách có thể kéo dài trong một khoảng thời gian.
Nhiều lần bạn đã nhận thức và cố gắng thoát khỏi bóng đè, tưởng chừng như đã thoát được, nhưng thực tế bạn vẫn mắc kẹt trong không gian đó, lặp đi lặp lại, khiến bạn mất khả năng nhận thức và cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian.
*Nguyên Nhân Bị Bóng Đè
• Rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ăn ngủ thất thường, hôm ngủ muộn hôm ngủ sớm, thức đêm ngủ ngày, có thể làm tăng nguy cơ bóng đè
• Căng thẳng và lo âu
Tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc các vấn đề tâm lý như lo âu, stress có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm rối loạn giấc ngủ, tăng khả năng xảy ra bóng đè.
• Tâm lý yếu bóng vía
Những người có tâm lý yếu, lúc nào cũng suy nghĩ lo âu, đi ngủ cũng không yên lo lắng, nhắm mắt nhưng lòng không yên, dễ rơi vào trạng thái ngủ nhưng bộ não lại tỉnh táo
• Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Thói quen thức khuya, sử dụng chất kích thích như cà phê hoặc dùng điện thoại nhắn tin nghe nhạc quá giờ đi ngủ, gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ làm mất giấc
• Rối loạn thể chất
Một số vấn đề về sức khỏe như ngưng thở khi ngủ, bệnh lý thần kinh hoặc các vấn đề về tim mạch cũng có thể góp phần vào hiện tượng bóng đè.
Thay đổi chỗ ngủ, ngủ ở tư thế không thoải mái có thể gây ức chế thần kinh khi cơ thể chưa quen với môi trường có thể tạo điều kiện cho bóng đè xuất hiện.
*Cách Thoát Khỏi Bóng Đè
Khi nhận thức được mình đang bị bóng đè, điều đầu tiên là phải hết sức giữ bình tĩnh và hít thở sâu. Sau đó, bạn có thể thử một số cách để thoát khỏi tình trạng này.
• Cử động các ngón tay hoặc ngón chân
Bạn cố gắng cử động hoặc cọ sát các ngón tay, ngón chân vào với nhau liên tục đến khi tỉnh lại. Càng tập trung vào việc di chuyển các bộ phận nhỏ, bạn càng dễ thoát khỏi trạng thái tê liệt.
• Tạo ra âm thanh
Cố gắng nói hoặc rên rỉ để đánh thức bản thân. Có thể người ngủ bên cạnh sẽ nhận biết được bạn đang bị bóng đè để đánh thức bạn.
Sau khi thoát khỏi bóng đè nếu tình trạng vẫn tiếp diễn bạn có thể:
Bạn cố gắng cử động hoặc cọ sát các ngón tay, ngón chân vào với nhau liên tục đến khi tỉnh lại. Càng tập trung vào việc di chuyển các bộ phận nhỏ, bạn càng dễ thoát khỏi trạng thái tê liệt.
• Tạo ra âm thanh
Cố gắng nói hoặc rên rỉ để đánh thức bản thân. Có thể người ngủ bên cạnh sẽ nhận biết được bạn đang bị bóng đè để đánh thức bạn.
Sau khi thoát khỏi bóng đè nếu tình trạng vẫn tiếp diễn bạn có thể:
• Thay đổi tư thế ngủ
Nếu bạn đang nằm ngửa, thử chuyển sang tư thế nằm nghiêng. Điều này có thể giúp giảm khả năng bị bóng đè.
• Thay đổi phong thủy, hướng ngủ
Nếu bạn đang nằm ngửa, thử chuyển sang tư thế nằm nghiêng. Điều này có thể giúp giảm khả năng bị bóng đè.
• Thay đổi phong thủy, hướng ngủ
Nhiều người thay đổi hướng ngủ hoặc hướng giường để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng bóng đè, theo phong thủy ngủ hướng xấu thường không tốt
• Tìm người ngủ cùng
Nếu bạn cảm thấy bất an không yên tâm có thể tìm ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng để ngủ cùng
Nếu bạn cảm thấy bất an không yên tâm có thể tìm ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng để ngủ cùng
• Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia
Nếu bạn thử các cách mà không khắc phục được tình trạng của mình, hãy tìm đến lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia giấc ngủ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp.
Lưu ý:
- Bóng đè thường tự hết sau vài phút.
- Không nên cố gắng vùng vẫy mạnh vì có thể gây chấn thương.
*Cách Phòng Ngừa Bóng Đè
• Duy trì thói quen ngủ, lối sống lành mạnh
Ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, tránh thức khuya hoặc thay đổi giờ giấc ngủ thường xuyên. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày để cơ thể tạo thói quen. Ăn uống cân đối, vệ sinh cá nhân tốt, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sức khỏe.
• Giảm căng thẳng và lo âu
Nếu bạn có vấn đề trong cuộc sống hãy cố gắng khắc phục sớm nếu có thể. Trước khi đi ngủ bạn có thể tập thể dục nhẹ, tập yoga hoặc thiền giúp giảm bớt căng thẳng, lo âu. Ngoài ra, bạn có thể đọc sách đến khi mỏi mắt sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
• Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tâm
Bạn có thể thay đổi tư thế ngủ, sắp xếp lại giường và phòng ngủ sao cho phù hợp, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu với không gian mình tạo ra, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
• Chọn tư thế ngủ phù hợp
Hãy thử ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Một số nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ ngửa có thể làm tăng nguy cơ bị bóng đè.
• Tránh các chất kích thích
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia trước khi ngủ, vì chúng có thể gây ức chế thần kinh làm giấc ngủ không sâu và tăng nguy cơ gặp phải bóng đè.
• Điều trị các rối loạn giấc ngủ
Nếu bạn gặp các vấn đề như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị sớm, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ bóng đè.
Bóng đè là một hiện tượng hết sức phổ biến mà nhiều người mắc phải, nó thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây ra những khó chịu về tâm lý. Khi bị bóng đè điều đầu tiên là bạn phải giữ bình tĩnh rồi tìm cách khắc phục nó. Nếu tình trạng bóng đè xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét