Hiệp ước Nam Cực được ký vào năm 1959, chính thức có hiệu lực vào năm 1961, quy định rằng châu Nam Cực sẽ được sử dụng cho mục đích hòa bình và khoa học, đồng thời cấm các hoạt động quân sự và khai thác tài nguyên thương mại. Các tuyên bố chủ quyền ở đây đều bị đóng băng và không được quốc tế công nhận rộng rãi.
Diện tích: khoảng 14 triệu km2
Giáp 3 đại dương: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây DươngĐiểm cao nhất: Vinson Massif cao 4,892 m
Điểm thấp nhất: Sông băng Byrd sâu −2.780 m
Sông dài nhất: Onyx dài 32km
Hồ lớn nhất: Vostok, diện tích 12.500 km2
Đảo lớn nhất: Alexander, diện tích 49.000 km2
Một số quốc gia đã tuyên bố chủ quyền trên các phần của châu Nam Cực, bao gồm:
- Vùng đất Adélie | Adélie Land (Pháp)
- Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Anh | British Antarctic Territory (Anh)
- Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc | Australian Antarctic Territory (Úc)
- Vùng đất Queen Maud | Queen Maud Land (Na Uy)
- Lãnh thổ châu Nam Cực của Chile | Chilean Antarctic Territory (Chile)
- Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Argentine | Argentine Antarctica (Argentina)
- Lãnh thổ phụ thuộc Ross | Ross Dependency (New Zealand)
- Marie Byrd Land (lãnh thổ vô chủ)
- Vùng lãnh thổ phía Nam và châu Nam Cực | French Southern Territories (Pháp) - một nhóm các lãnh thổ, đảo không có người ở do Pháp quản lý
- Đảo Peter I | Peter I Island (Na Uy) - một hòn đảo núi lửa nằm ở vùng biển Nam Cực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét